[Kiến thức nhà gỗ] Nhà gỗ cổ truyền có kiến trúc mái nhà gồm những gì | Hoa văn trang trí trên mái nhà | Nam Thành Phát 0836937999

Mục lục

(5/5)

Phần mái nhà gỗ là bộ phận vô cùng quan trọng đối với nhà gỗ cổ truyền bởi chúng không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ cho căn nhà mà còn có tác dụng bảo vệ căn nhà khỏi những yếu tố của thời tiết và ngoại cảnh.

Kết cấu mái nhà gỗ cổ truyền
Kiến trúc phần mái nhà gỗ cổ truyền

Vậy kết cấu của phần mái sẽ bao gồm những gì, được trang trí ra sao có khác so với nhà hiện đại hay không? Cùng theo chân nhà gỗ Nam Thành Phát tìm hiểu kĩ hơn ngay dưới đây nhé.

Xem thêm

♥  Có mấy kiểu mái nhà phổ biến trong nếp nhà gỗ cổ truyền | Nam Thành Phát 0836937999

Gợi ý để có mẫu thiết kế nhà gỗ sân vườn đẹp, đẳng cấp | Kiến Trúc Nam Thành Phát

Đơn vị làm nhà gỗ trọn gói uy tín - chất lượng nhất miền Bắc

I. Tìm hiểu chung về phần mái của nhà gỗ cổ truyền

Mái nhà gỗ là một trong những bộ phận chính vô cùng quan trọng cấu thành nên một căn nhà gỗ cổ truyền. Phần mái nhà gỗ được đỡ bằng hệ thống bẩy hiên hoặc kẻ hiên với thiết kế 2 mái, 4 mái hoặc 8 mái hay còn được gọi là mái chồng diêm với độ dốc chuẩn 68%.

kIẾN TRÚC MÁI NHÀ GỖ
Mái nhà có cấu tạo khá phức tạp

Hình ảnh mái ngói đỏ truyền thống không chỉ có tác dụng bảo vệ căn nhà gỗ khỏi những yếu tố bên ngoài và những tác động của thời tiết như nắng, mua, bão, gió... mà nó còn mang lại giá trị thẩm mỹ cao và nhiều ý nghĩa trong cuộc sống. 

Phần mái có kết cấu khá phức tạp gồm nhiều các cấu kiện nhỏ khác nhau với những kích thước chi tiết cùng hoa văn tỉ mỉ tạo nên cái hồn cho nhà gỗ và một hệ khung mái vững chắc. 

II. Kết cấu phần mái của nhà gỗ cổ truyền miền Bắc

Phần mái nhà gỗ được cấu thành từ các cấu kiện Hoành - Rui -mè liên kết chặt chẽ với nhau cùng lớp gạch màn và ngói ta nung truyền thống. Với kết cấu này giúp cho mái nhà gỗ được bền, đẹp và bền vững theo thời gian.

Kết cấu mái nhà gỗ cổ truyền
Mái nhà gỗ cổ truyền

1. Hoành

Hoành là các dầm chính đỡ mái đặt nằm ngang theo chiều dọc nhà gỗ, vuông góc với khung nhà.

Hoành được nằm dàn trải theo mái để đỡ rui mái và được kê lên vì thông qua lỗ mộng. 

Kết cấu mái nhà gỗ cổ truyền
Hình ảnh cấu kiện hoành

Kích thước của hoành sẽ phụ thuộc vào kích thước của tổng thể ngôi nhà. Các hoành sẽ cách đều nhau một khoảng vừa phải đã được tính toán khoa học. Khoảng cách các hoành không giống nhau ở các ngôi nhà cổ truyền Bắc Bộ có kích thước khác nhau. 

Nhiệm vụ của hoành là đỡ mái và truyền tải toàn bộ trọng lượng của mái xuống các vì. Chính vì vậy, loại gỗ để làm hoành cũng như các cấu kiện trong ngôi nhà cổ Bắc Bộ đều lựa chọn loại vật liệu tốt nhất. 

2. Rui

Rui là các dầm phụ trung gian, đặt dọc theo chiều dốc mái (vuông góc với hoành), gối lên hệ thống hoành.

Kết cấu mái nhà gỗ cổ truyền
Hình ảnh rui trong nhà gỗ

Chiều dài của rui được làm theo chiều dài của mái trước và mái sau.Khoảng cách của các rui thông thường làm theo kích thước của ngói màn. Bên cạnh đó, một số đơn vị thi công khác sẽ làm rui với khoảng cách đặt các rui khác nhau.

Kết cấu mái nhà gỗ cổ truyền
Hình ảnh rui từ dưới nhìn lên

Trong căn nhà cổ truyền Bắc Bộ có lợp 2 lớp rui. Một lớp rui thường và một lớp rui có đục chữ Thọ đan xen với nhau. Khi đứng trong căn nhà gỗ cổ truyền nhìn lên trên phần mái, gia chủ sẽ nhìn thấy hoa văn họa tiết chữ Thọ trên các thanh rui. 

3. Mè

Mè (nito) là các dầm phụ nhỏ, đặt vuông góc với rui, song song với hoành, gối lên hệ rui. 

Khoảng cách các mè rất nhỏ, chỉ vừa đủ để lợp ngói. Các thanh mè có tác dụng liên kết và giữ nhịp cho rui. 

4. Gạch màn

Gạch màn được làm từ chất liệu đất nung được đặt trực tiếp ngay trên lớp mè. Với tác dụng đỡ ngói và tạo độ phẳng cho phần mái giúp cho việc lợp ngói được dễ dàng hơn, giúp chống nóng, chống thấm dột.

Loại gạch màn thường được ưa chuộng sử dụng là gạch màn làm bắt đất sét. 

5. Ngói ta nung

Thông thường loại ngói dùng trong nhà gỗ cổ truyền là ngói mũi hài hoặc ngói ta nung thủ công, ngói vẩy rồng. Được lợp trực tiếp lên hệ thống kết cấu mái, có thể gia cố thêm bằng một lớp đất sét.

Kết cấu mái nhà gỗ cổ truyền
Ngói mũi hài ta nung truyền thống

Thông thưởng ngói được làm từ đất sét, nung ở nhiệt độ cao rất chắc chắn. Loại ngói này khi sử dụng trong thời gian lâu dài sẽ mọc rêu xanh rất đẹp mắt.

III. Trang trí trên mái nhà như thế nào

Phần trang trí trên mái nhà cũng là một phần tạo ấn tượng, vẻ đẹp thẩm mỹ vô cùng quan trọng với những họa tiết hoa văn đắp vẽ bằng tay vô cùng nghệ thuật.

1. Bờ nóc, bờ chảy, gạch hoa chanh

Bờ nóc, bờ chảy của mái đắp xi măng tạo thành được viền ngang dọc ấn tượng cho phần mái. Trong kết cấu mái nhà gỗ cổ truyền, phần này còn có tác dụng giúp cho nước mưa không thấm vào bên trong.

Kết cấu mái nhà gỗ cổ truyền
Trang trí phần mái của nhà gỗ

Gạch hoa chanh là loại gạch có kích thước nhỏ tạo hình hoa văn 4 cánh được bố trí lợp phía dưới bờ nóc. Khi đứng từ xa nhìn lại quý vị sẽ ấn tượng với phần mái có gạch hoa chanh tạo thành đường viền tinh tế cho công trình nhà gỗ cổ. 

2. Đỉnh mái, triện góc, đấu lớn

Kết cấu mái nhà gỗ cổ truyền
Trang trí phần mái nhà gỗ

Thông thường, trên mái nhà sẽ có làm triện góc, đấu lớn để tạo hình dáng cổ điển và giúp cho công trình có tính thẩm mỹ cao. Đối với các công trình tôn giáo, phần mái còn có đắp vẽ các con giống như: con kìm, con rồng, chim phượng… 

Kết cấu mái nhà gỗ cổ truyền
Đỉnh nóc có đại tự

Một số ngôi nhà cổ miền Bắc có làm đại tự ở chính giữa nóc nhà. Đại tự thường được làm rất đẹp có khắc dòng chữ Hán Nôm trên đó. Vừa mang tính thẩm mỹ vừa mang ý nghĩa phong thủy đến với gia đình. 

3. Diềm mái

Diềm mái là cấu kiện có vị trí ở đầu mái hiên nhà gỗ cổ truyền. Diềm mái có nhiệm vụ hạn chế mưa hắt trực tiếp vào trong nhà ảnh hưởng đến các cấu kiện khác. Ở diềm mái có đục chạm hoa văn hình cánh sen rất tinh tế đem đến sự nhẹ nhàng cho căn nhà gỗ cổ truyền. 

Kết cấu mái nhà gỗ cổ truyền
Hình ảnh diềm mái của nhà gỗ

IV. Nhà gỗ Nam Thành Phát - Đơn vị thiết kế thi công nhà gỗ trọn gói uy tín miền Bắc

Nhà gỗ Nam Thành Phát thừa hưởng tinh hoa văn hóa truyền thống làm nhà gỗ cổ truyền của làng nghề mộc truyền thống tại Hải Anh, Hải Hậu, Nam Định.

Đến nay nhà gỗ Nam Thành Phát đã thiết kế và thi công rât nhiều công trình nhà gỗ như: nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, nhà gỗ trên tầng 2, đình chùa, nhà thờ, từ đường và các công trình nhà gỗ khác theo lối cổ truyền Bắc Bộ. Mời quý vị và các bạn có dịp thì về tham quan cơ sở vật chất và các nhà mẫu để biết nhiều hơn về sản phẩm, mẫu mã và tay nghề thợ của chúng tôi.

Kiến Trúc Nam Thành Phát với đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư, và đội ngũ thợ lành nghề hứa hẹn mang lại cho quý khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Nhằm giữ gìn kiến trúc văn hóa cổ truyền và tiếp nối sự nghiệp nơi chôn rau cắt rốn. Kiến trúc sư Đỗ Văn Thịnh đã thành lập Kiến Trúc Nam Thành Phát để kế thừa và phát huy tạo ra những sản phẩm thiết kế và thi công nhà gỗ cổ truyền dân gian có giá trị và lưu truyền cho con cháu đời sau.

>>> Tham khảo thêm những mẫu thiết kế nhà gỗ cổ truyền đẹp Tại Đây .

>>> Tham khảo thêm những video hay về nhà gỗ Tại Đây .

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY CP AFP NAM THÀNH PHÁT

® Fanpage: Kiến Trúc Nam Thành Phát ™

Youtube: Nhà Gỗ Nam Thành Phát

® Hotline: 0836.937.999 – 094.559.6628 ™

Email: arc9.haithinh@gmail.com

Địa chỉ: Km 185 - Khu 3 -Thị trấn Yên Định - Huyện Hải Hậu - Tỉnh Nam Định

® Tư vấn thiết kế trực tiếp: Tổng Giám Đốc - Kiến Trúc Sư Hải Thịnh 

MST: 0601197456

Thiết kế chất lượng - Thi công tỉ mỉ - Đối tác chân thành !!!

♥ Đến với Kiến Trúc Nam Thành Phát là đến với những trải nghiệm tuyệt vời:

» Quy trình làm việc chuyên nghiệp, chất lượng, cẩn trọng trong từng chi tiết.

» Tư vấn chuyên sâu về phong thủy.

» Đội ngũ KTS có trình độ cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhà gỗ, tận tâm hỗ trợ khách hàng 24/24.

» Luôn luôn lắng nghe để đổi mới và sáng tạo, kiến trúc sang trọng, đẳng cấp thể hiện được giá trị và cá tính riêng của gia chủ.

» Kí hợp đồng thiết kế và thi công toàn quốc.

Back to top