Các kiểu mái nhà phổ biến trong nếp nhà gỗ cổ truyền | Kiến thức nhà gỗ | Nam Thành Phát 0836937999

Mục lục

(5/5)

Làm nhà là một công việc vô cùng quan trọng của đời người, vì thế luôn mong mọi thứ tốt đẹp, suôn sẻ và thuận lợi đáp ứng đầy đủ từ thẩm mỹ, công năng đến phong thủy.

Mỗi bộ phận cấu thành nên một căn nhà gỗ đều vô cùng quan trọng từ những cây cột đến những thanh xà hay cây kẻ. Và mái nhà cũng được coi là một bộ phận vô cùng quan trọng trong kết cấu của một căn nhà gỗ cổ truyền hoàn chỉnh.

Nhắc đến nhà gỗ cổ truyền thì không ai còn cảm thấy nó quá xa lạ nữa bởi đây là căn nhà gắn liền với truyền thống, văn hóa và lịch sử hình thành của dân tộc. Vậy có những loại mái nhà nào thì không hẳn ai cùng biết.

Cùng nhà gỗ Nam Thành Phát đi sâu tìm hiểu các loại mái nhà gỗ thông dụng được sử dụng trong căn nhà gỗ ở ngay bài viết này nhé.

1. Tìm hiểu chung về mái nhà

Mái nhà hay móc nhà là bộ phận nằm trên cùng của một căn nhà, có tác dụng dùng để bảo vệ căn nhà khỏi những ảnh hưởng của thời tiết hoặc mái nhà cũng có thể thiết kế để bảo vệ chống lại nhiệt, ánh sáng mặt trời, tuyết, thời tiết lạnh và gió. Đúng như câu nói "Con không cha như nhà không nóc" cho ta thấy tầm quan trọng của nóc nhà giúp bao phủ, che chắn toàn bộ các cấu kiện bên trong nhà.

Các loại mái nhà gỗ
Hình ảnh mái nhà - nhà gỗ 2 mái

Mái nhà góp phần tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ cho tổng thể căn nhà. Trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền, mái nhà thường được thiết kế theo cấu trúc mái mở tức là mái lợp ngói dạng hình chóp thoải về các hướng.

Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, vì vậy kiến trúc nhà với mái ngói đỏ rêu phong là hình ảnh rất đỗi quen thuộc và là biển tượng của làng quê Việt. Mái ngói giúp căn nhà mát vào mùa hạ và ấm vào mùa đông và có ảnh hưởng trực tiếp lên cuộc sống của các thành viên trong căn nhà đó.

Mái nhà không chỉ có chức năng che chắn mưa nắng, cách nhiệt, đảm bảo an toàn bền vững cho ngôi nhà và con người trong đó mà còn góp phần quan trọng tạo nên diện mạo kiến trúc và linh hồn của ngôi nhà. Mái nhà góp phần làm nên những bài thơ trong kiến trúc, giai điệu tươi sáng hay trầm đục trong bản nhạc hình khối, không gian.

2. Các loại mái nhà sử dụng phổ biến trong nếp nhà gỗ cổ truyền

Tùy vào mục đích, công năng sử dụng mà gia chủ nên lựa chọn cho mình phương án thi công phần mái cho hợp lý và hợp phong thủy. Hiện nay, trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền có hai hình thức mái trong nhà gỗ đang khá được ưa chuộng là mái chảy và mái đao.

2.1. Hình thức mái chảy (mái dốc)

Đây là một trong các kiểu mái nhà vô cùng được các gia chủ ưa chuộng sử dụng bởi mái dốc mang đến một sự sang trọng và không lỗi thời. Với sự đa dạng từ mẫu mái hay vật liệu làm mái mang đến những cơ hội lựa chọn vô cùng phong phú cho từng gia đình.

Các kiểu mái nhà gỗ
Hình thức mái chảy- 2 mái trong căn nhà gỗ 3 gian

Với kết cấu đối xứng hai bên tạo nên một độ dốc nghiêng lớn và vững chãi vô cùng phù hợp với các kiểu nhà cấp 4, và với những căn nhà ngói gian như nhà gỗ 3 gian hay nhà gỗ 5 gian, 7 gian. 

Các kiểu mái nhà gỗ
Hình thức mái chảy - 4 mái trong căn nhà gỗ 3 gian thông hiên

Ngoài ra, với kết cấu mái chảy này còn mang lại một số hạn chế nhất định như hao tốn nguyên vật liệu hay đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, tính tỉ mỉ chính xác và thợ lợp lành nghề.

2.2. Hình thức mái đao

Mái đao được hiểu là mái được lợp bằng ngói ta nung thủ công, dốc nghiêng, bốn mái tiếp giáp nhau, diềm mái được thiết kế cong vút ở phần cuối. Ngày nay, hình ảnh mái đao là kiểu mái nhà gỗ được sử dụng khá phổ biến trong các lối kiến trúc nhà thờ, từ đường họ hay đình, chùa, miếu, công trình tôn giáo hay trong các kiểu nhà gỗ miền Nam Bộ.

Các kiểu mái nhà gỗ
Hình ảnh mái đao trong căn nhà gỗ 1 gian

Ở đầu đao chính là đòn tay hoành có dạng hình chữ nhật, được đặt nghiêng trên vì kèo và sát với diềm mái. Trên có gắn thêm mảnh ván hình chữ nhật với tác dụng đỡ ngói.

Hình dáng hớt cong của mái đao truyền thống giống như một lưỡi đao - đây là hình ảnh tượng trưng cho một loại vũ khí lợi hại và sắc bén, được sử dụng nhiều trong chiến tranh.

Các kiểu mái nhà gỗ
Hình ảnh nhà gỗ 3 gian - 8 mái đao cong mềm uyển chuyển

Lá mái là phần mặt mái cong cong và mềm mại uyển chuyển. Với hình khối chắc chắn dàn đều theo chiều rộng và chiều dài, làm cho kiến trúc mái đao trở nên tinh tế và thanh thoát hơn. Ngoài ra đây còn được coi là hình tượng thể hiện khát vọng của người dân muốn vươn xa ra để khám phá thế giới.

Mỗi hình thức mái đều mang lại những phong cách riêng, những đặc điểm nhận dạng riêng, vì thế số lượng tầng mái cũng được thay đổi cho phù hợp với tính chất từng hạng mục công trình. Như nhà để ở thông thường là chỉ có 1 tầng mái, còn đối với nhà từ đường, nhà thờ họ hay các công trình tôn giáo thường có từ 2 tầng mái trở lên tạo nên sự uy nghi, bề thế và nghiêm trang cho tổng thể khối công trình.

3. Những hình ảnh thiết kế 3D các loại mái trong nhà gỗ đẹp

Dưới đây là một số dự án thiết kế nhà gỗ mà chúng tôi đã thực hiện trong những năm hoạt động kiến trúc về nhà gỗ.

Mời quý bạn đọc cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp về các kiểu mái nhà gỗ phù hợp với từng loại công trình khác nhau, những mục đích công năng khác nhau, mang lại yếu tố phong thủy cho công trình. 

3.1. Hình ảnh thiết kế về hình thức mái chảy đẹp

Các kiểu mái nhà gỗ
Nhà gỗ 5 gian 2 buồng lồi - 2 mái chảy ngói âm dương

Các kiểu mái nhà gỗ
Nhà gỗ 3 gian trên tầng 2 - 1 tầng mái dốc

Các kiểu mái nhà gỗ
Nhà gỗ 5 gian 2 buồng - 4 mái Nam Bộ

Các kiểu mái nhà gỗ
Từ đường 3 gian - 2 tầng mái chảy

Các kiểu mái nhà gỗ
Công trình nhà từ đường 3 gian tại Nam Định - kết hợp giữa mái chảy và mái cổ diêm

3.2. Hình ảnh thiết kế về hình thức mái đao đẹp

Các kiểu mái nhà gỗ
Nhà thờ họ 3 gian 2 dĩ - 1 tầng mái đao

Các kiểu mái nhà gỗ
Nhà từ đường 3 gian - 1 tầng 4 mái đao

Các kiểu mái nhà gỗ
Nhà gỗ 7 gian 2 chái - 1 tầng mái đao kiểu Nam Bộ

Các kiểu mái nhà gỗ
Từ đường họ - Nhà gỗ 3 gian 2 chái 8 - 2 tầng mái đao

Các kiểu mái nhà gỗ
Từ đường gia tộc - Nhà gỗ 5 gian 2 chái chồng diêm - 8 mái đao

Các kiểu mái nhà gỗ
Công trình tôn giáo- chùa gỗ 2 tầng mái đao

Các kiểu mái nhà gỗ
Công trình tôn giáo - mẫu chùa gỗ 3 tầng mái đao & 5 tầng mái đao

Những hình ảnh mái nhà dốc nghiêng mang đến những nét đẹp thẩm mỹ vô cùng nổi bật nhưng trang nhã lịch sự về kiến trúc.  Những mái nhà dốc nghiêng sẽ giúp nước mưa chảy nhanh, không bị ứ dọng trên mái nhà, vừa ngăn được thấm dột vô cùng hiệu quả.

Những hình ảnh mái đao cong cong, mềm mại tiếp giáp nhau ở bốn góc mái vô cùng thanh toát, tạo nên một vẻ đẹp uy nghi, trang trọng mà linh thiêng.

Hi vọng với những hình ảnh về các kiểu mái trong nhà gỗ mà chúng tôi vừa giới thiệu cho quý vị giúp quý vị hình dung ra những nét đẹp trong kiến trúc nhà ở xưa của ông cha ta từ xưa đến nay. Cho tới ngày nay, những hình ảnh đó vẫn còn xuất hiện khá nhiều từ thành thị đến nông thôn mang đến một vẻ đẹp trường tồn, vĩnh cửu những hình ảnh mang đậm nét xưa cũ gần gũi mà ấm lòng.

4. Những lưu ý khi lợp mái nhà

Mái nhà có vai trò vô cùng quan trọng trong kiến trúc cũng như thẩm mỹ, độ an toàn và tính phong thủy của một căn nhà gỗ cổ truyền. Vì vậy việc thiết kế và thi công mái nhà ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sử dụng của gia chủ và cần phải lưu ý đến những vấn đề sau:

- Về cấu tạo: Xà gỗ của nhà gỗ thường được đặt ở đỉnh mái và kéo dài từ đông sang tây và được bọc vải đỏ ở hai đầu, treo thêm tấm bùa có tác dụng ngăn chặn cán nguồn nawg lượng xấu gây ảnh hưởng đến phong thủy của căn nhà.

- Về vật liệu: Nên chọn vật liệu mái phù hợp vừa tránh nóng, tránh mưa, có độ bền cao như sử dụng ngói từ đất nung và đất sét vừa có khả năng phản xạ nhiệt vừa giúp làm mát nhà vô cùng tốt. 

- Cách chống thấm cho mái: Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng thấm dột của mái ngói trong mùa mưa là do ngói bị vỡ, thấm nước ở dấu đinh đóng hoặc tại các điểm mối nối. Do đó, để chống thấm cho mái ngói, gia chủ cần chỉnh lại mái ngói, sử dụng hỗn hợp cát, xi măng, phụ gia chống thấm trét một lớp dày lên bề mặt bị thấm dột.

5. Nhà gỗ Nam Thành Phát - đơn vị làm nhà gỗ cổ truyền uy tín chất lượng miền Bắc

Nhà gỗ Nam Thành Phát thừa hưởng tinh hoa văn hóa truyền thống làm nhà gỗ cổ truyền của làng nghề mộc truyền thống tại Hải Anh, Hải Hậu, Nam Định.

Đến nay nhà gỗ Nam Thành Phát đã thiết kế và thi công rât nhiều công trình nhà gỗ như: nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, nhà gỗ trên tầng 2, đình chùa, nhà thờ , từ đường và các công trình nhà gỗ khác theo lối cổ truyền Bắc Bộ. Mời quý vị và các bạn có dịp thì về tham quan cơ sở vật chất và các nhà mẫu để biết nhiều hơn về sản phẩm, mẫu mã và tay nghề thợ của chúng tôi.

Kiến Trúc Nam Thành Phát với đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư, và đội ngũ thợ lành nghề hứa hẹn mang lại cho quý khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Nhằm giữ gìn kiến trúc văn hóa cổ truyền và tiếp nối sự nghiệp nơi chôn rau cắt rốn. Kiến trúc sư Đỗ Văn Thịnh đã thành lập Kiến Trúc Nam Thành Phát để kế thừa và phát huy tạo ra những sản phẩm thiết kế và thi công nhà gỗ cổ truyền dân gian có giá trị và lưu truyền cho con cháu đời sau.

>>> Tham khảo thêm những mẫu thiết kế nhà gỗ cổ truyền đẹp Tại Đây .

>>> Tham khảo thêm những video hay về nhà gỗ Tại Đây .

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY CP AFP NAM THÀNH PHÁT

® Fanpage: Kiến Trúc Nam Thành Phát ™

Youtube: Nhà Gỗ Nam Thành Phát

® Hotline: 0836.937.999 ™

Email: arc9.haithinh@gmail.com

Địa chỉ: Km 185 - Khu 3 -Thị trấn Yên Định - Huyện Hải Hậu - Tỉnh Nam Định

® Tư vấn thiết kế trực tiếp: Tổng Giám Đốc - Kiến Trúc Sư Hải Thịnh 

Thiết kế chất lượng - Thi công tỉ mỉ - Đối tác chân thành !!!

 

 

Back to top