Cấu Tạo Nhà Gỗ Cổ Truyền Bắc Bộ Việt Nam Chi Tiết Nhất - Kiến Trúc Nhà Gỗ Vượt Thời Gian | Gỗ Nam Thành Phát

(5/5)

Cấu Tạo Nhà Gỗ Cổ Truyền Bắc Bộ Việt Nam Chi Tiết Nhất - Kiến Trúc Nhà Gỗ Vượt Thời Gian | Gỗ Nam Thành Phát

Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ là biểu tượng của kiến trúc nhà gỗ truyền thống lâu đời của Việt Nam, thể hiện nét văn hóa đặc trưng, tinh hoa chạm khắc và kỹ thuật dựng nhà gỗ đạt đến đỉnh cao. Với kết cấu vững chắc, sử dụng gỗ tự nhiên cao cấp và những hoa văn chạm khắc tinh xảo, nhà gỗ kẻ truyền không chỉ mang lại vẻ đẹp trang nhã mà còn trường tồn với thời gian.

Vậy cấu tạo nhà gỗ cổ truyền gồm những gì? Kiến trúc ra sao? Cách dựng nhà gỗ có gì đặc biệt? Hãy cùng Kiến Trúc Nam Thành Phát khám phá chi tiết ngay đưới đây nhé!

1. Tổng quan về nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

1.1. Nhà gỗ cổ truyền – nét đặc trưng trong kiến trúc Việt Nam

Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ không chỉ là không gian sống mà còn là biểu tượng của văn hóa, truyền thống và giá trị phong thủy. Với kết cấu vững chắc, thiết kế hài hòa với thiên nhiên và sự tinh tế trong từng đường nét chạm khắc, nhà gỗ kẻ truyền luôn mang lại vẻ đẹp hoài cổ, sang trọng và bền vững theo thời gian.


Mẫu thiết kế 3D nhà gỗ cổ truyền 5 gian trong khuôn viên rộng lớn

1.2. Các loại nhà gỗ cổ truyền phổ biến

Nhà gỗ cổ truyền có nhiều kiểu dáng khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là:

  • Nhà gỗ 3 gian: Kiểu nhà truyền thống dành cho gia đình nhỏ.
  • Nhà gỗ 5 gian: Dành cho những gia đình lớn hơn, có không gian rộng rãi, tiện nghi hơn.


Mẫu nhà gỗ 5 gian mái chồng diêm truyền thống

  • Nhà gỗ 7 gian:  Thường dùng trong các công trình lớn như nhà thờ họ, từ đường hoặc biệt phủ.

>>> Xem thêm:

Bộ sưu tập các mẫu nhà gỗ 3 gian đáng tham kháo

Mẫu nhà gỗ 5 gian truyền thống, 5 gian hiện đại

Các dự án thiết kế 3D nhà gỗ 7 gian đẳng cấp

Nhà gỗ cổ truyền có 2 kiểu kiến trúc phổ biến:

+ Kiến trúc chồng rường với hệ thống các con rường (con bò) xếp chồng lên nhau, kết nối với nhau bởi mộng tạo nên kết cấu nhà gỗ chắc chắn và vững chãi.

Kiến trúc chồng rường bao gồm các cấu kiện như bò nghé, bò cối, bò mộng, bò thọ.

Những con rường xến chồng lên nhau cùng chạm khắc hoa lá lật uốn lượn

+ Kiến trúc kẻ truyền với các cấu kiện nhà gỗ như kẻ hiên, kẻ ngồi và kẻ chim trên nóc. Với hình thức cong cong uốn lượn, lối kiến trúc kẻ truyền mang đến sự thanh thoát, mềm mại cho nếp nhà gỗ.

Kiến trúc kẻ truyền trong nhà gỗ truyền thống

>>> Tham khảo thêm: Ngắm nhìn mẫu nhà gỗ cổ truyền kiến trúc chồng rường đấu sen | Gỗ Nam Thành Phát

2. Cấu tạo nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ chi tiết nhất

2.1. Hệ thống khung kèo – xương sống của nhà gỗ cổ truyền

Hệ thống khung kèo là bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo nhà gỗ cổ truyền, giúp ngôi nhà vững chắc và bền bỉ theo thời gian. Không sử dụng đinh sắt, hệ khung kèo được liên kết hoàn toàn bằng mộng gỗ, đảm bảo độ bền hàng trăm năm nhờ kỹ thuật lắp ráp chuẩn xác đến từng milimet.


Hệ khung vì kèo nhà gỗ cổ truyền

Mỗi bộ phận như cột, xà, kèo, bẩy, con rường, kẻ không chỉ chịu lực mà còn mang ý nghĩa phong thủy, giúp gia chủ an yên, thịnh vượng. Các chi tiết chạm khắc trên kèo, xà thể hiện sự tài hoa của nghệ nhân và lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam.

Cột nhà

  • Cột cái: Cột lớn nhất, giữ vai trò trụ chính, chịu lực mái.
  • Cột con: Nhỏ hơn, hỗ trợ chịu lực, giúp liên kết kết cấu khung.
  • Cột hiên: Chống đỡ phần mái hiên, tạo vẻ đẹp mặt tiền và sự thanh thoát cho hiên nhà
  • Cột trốn: một số vì giữa sẽ để trống 1-2 cột

Chất liệu: Gỗ lim, gỗ mít, gỗ gụ, đảm bảo chống mối mọt, bền theo thời gian.

Cột nhà - nhà gỗ cổ truyền 

Hệ vì kèo có kết cấu gắn kết bền vững, giúp truyền tải trọng từ mái xuống cột. Hình dáng cân đối, thẳng thớm giúp đảm bảo sự ổn định của mái. Đầu vì kèo trạm trổ họa tiết mềm mại và thể hiện tay nghề thủ công tinh xảo.

  • Kèo chồng rường, kèo kẻ truyền, kèo cột trốn là những kiểu kèo phổ biến.
  • Xà ngang & xà dọc: Giúp phân bố lực đều, tăng độ chắc chắn.
  • Vì kèo cốn mê: Dùng dầm ngang và cốn chạm trổ cầu kỳ.

Kèo, xà, bẩy, con bò (rường) – liên kết vững chắc giữa các cột

Xà bao gồm các thanh dầm ngang lớn, chắc chắn, giúp liên kết cột và giữ vững kết cấu nhà. Có bề mặt trơn mịn hoặc chạm trổ đơn giản, tăng tính thẩm mỹ.

  • Xà đại (xà thượng): Nằm gần đỉnh của cột cái, có nhiệm vụ liên kết các cột cái, giúp khung nhà vững chắc hơn.
  • Xà thế: Nằm gần đỉnh của cột cái và cột quân, đóng vai trò gắn kết khung sườn nhà, tăng độ ổn định cho công trình.
  • Xà nách: Kết nối cột cái với cột quân, giúp hệ cột có sự liên kết chặt chẽ và đảm bảo kết cấu bền vững.
  • Xà mếch: Xuất hiện trong công trình có cột cái trốn, nối từ cột cái bên này sang cột quân bên kia, giúp phân bổ lực đồng đều.
  • Xà lòng (ở vì thuận): Xuất hiện trong các ngôi nhà không có cột cái trốn, nối trực tiếp giữa hai cột cái, tạo sự liên kết mạnh mẽ giữa các cột chính.
  • Xà bát: Nằm phía trên xà cửa ở cột quân, giúp cố định và tăng độ bền cho khung cửa.
  • Xà cửa: Được đặt giữa hai xà bát, có vai trò chịu lực và giữ kết cấu vững chắc cho cửa chính.
  • Xà cột hiên: Đặt trên đỉnh các cột hiên, giúp liên kết và cố định hệ thống cột hiên với nhau, tạo sự cân đối và bề thế cho mặt tiền nhà gỗ.

 


Câu đầu trong nhà gỗ cổ truyền 

Câu đầu là thanh dầm gỗ lớn, nằm ngang trên đỉnh cột cái giúp cố định hệ khung. Câu đầu khắc họa rồng chầu, mặt nguyệt hoặc chữ Nho, thể hiện sự quyền quý, kiên cố và bề thế.

Các con rường được chạm chổ hoa văn tinh xảo

Con bò (rường) là hệ dầm gỗ được xếp chồng lên nhau, đóng vai trò gia cố vững chắc cho mái nhà gỗ cổ truyền. Các con bò còn được chạm trổ tinh xảo, thể hiện hoa văn tứ linh, tứ quý hoặc họa tiết dân gian đầy tính nghệ thuật. Với đường nét uốn cong mềm mại, thanh thoát, con bò không chỉ tạo điểm nhấn thẩm mỹ mà còn mang ý nghĩa phong thủy, biểu trưng cho sự bền vững và hài hòa trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền.


Các con bò ở vì thuận nhà gỗ cổ truyền 

Kẻ ngồi, kẻ hiên ở vì giữa với dáng thon dài, thanh thoát, không chỉ tạo sự mềm mại và hài hòa trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền, mà còn góp phần nâng đỡ mái hiên, giúp mái có độ vươn lớn. Đầu kẻ được chạm khắc tinh xảo với các họa tiết rồng, phượng, hoa lá, thể hiện sự uy nghi, sang trọng và mang ý nghĩa phong thủy may mắn, thịnh vượng cho ngôi nhà.

Bẩy là thanh gỗ lớn, đặt nghiêng để nâng đỡ mái hiên, giúp nhà gỗ thêm vững chắc và bề thế. Đầu bẩy được chạm khắc tinh xảo, tạo điểm nhấn thẩm mỹ và mang ý nghĩa phong thủy tốt lành. Với góc vươn rộng, bẩy giúp che nắng, chắn mưa, giữ cho hiên nhà luôn thoáng mát, hài hòa với thiên nhiên.

Kiến trúc Nam Thành Phát cam kết sử dụng cấu trúc khung kèo chuẩn truyền thống, giúp nhà gỗ kẻ truyền có tuổi thọ lên đến 100 năm.

>>> Xem thêm: Nam Thành Phát - Đơn vị thiết kế thi công nhà gỗ uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn

2.2. Hệ mái – nét đặc trưng của nhà gỗ cổ truyền

Mái nhà không chỉ giúp bảo vệ công trình mà còn tạo vẻ đẹp hoài cổ, bề thế cho ngôi nhà.

Vật liệu mái:

  • Ngói ta nung truyền thống, có khả năng cách nhiệt tốt.
  • Một số công trình sử dụng ngói mũi hài, ngói vảy cá để tăng tính thẩm mỹ.

Cấu trúc mái:

  • Mái 2 lớp: Gồm lớp hoành, rui, mè, gạch màn và lớp ngói, giúp nhà thông thoáng.
  • Một số nhà có thêm hệ thống chiếu sáng tự nhiên từ cửa sổ mái.

 

Hình ảnh đặt thượng lương nhà gỗ

Thượng lương hay còn gọi là cái nóc, là điểm giao giữa trên phần mái trước và mái sau nhà gỗ. Thanh thượng lương được làm bằng gỗ có dòng chữ hán nôm ghi ngày tháng làm nhà.

Ngoài ra còn có các bộ phận khác như: Cọc báng, guốc, ván rong (ở vì giữa), lá mái, riễu, tàu mái.

Hệ mái nhà gỗ cổ truyền 

2.3. Hệ thống cửa – linh hồn của kiến trúc nhà gỗ cổ truyền

Cửa bức bàn – Kiểu cửa truyền thống, chạm khắc tứ linh, hoa lá vô cùng tinh xảo thể hiện sự quyền quý. Cửa bức bàn gồm nhiều tấm gỗ ghép lại, có thể tháo rời linh hoạt được gắn ở cột quân.

Số lượng cửa:

  • Nhà gỗ 3 gian: 3 cửa chính, 2 cửa sổ.
  • Nhà gỗ 5 gian: 5 cửa chính, nhiều cửa sổ tạo sự thoáng đãng.

Chất liệu: Gỗ lim, gỗ mít, đảm bảo độ bền & tính thẩm mỹ cao.

Nhà gỗ Nam Thành Phát sử dụng cửa gỗ nguyên khối với hoa văn tinh xảo, giữ đúng phong cách truyền thống.

Cửa bức bàn trong nhà gỗ cổ truyền

>>> Xem thêm: Cửa bức bàn trong nhà gỗ cổ truyền | Cấu tạo, hoa văn chạm khắc

3. Nam Thành Phát – Đơn vị Thiết kế Thi công nhà gỗ cổ truyền uy tín tại Việt Nam

Là đơn vị uy tín trong lĩnh vực thiết kế và thi công các công trình nhà gỗ cổ truyền như nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, các công trình tâm linh, các công trình nhà gỗ trên tầng thượng đẹp, nhà gỗ 5 có hậu cung, nhà thờ họ, nhà thờ giáo họ và các công trình nội thất gỗ tự nhiên, các hạng mục phụ trợ trong nhà gỗ. Nhà gỗ Nam Thành Phát luôn luôn sẵn sàng đồng hành cùng quý khách hàng để biến ước mơ, tâm huyết thành hiện thực.

Nhà xưởng sản xuất nhà gỗ Nam Thành Phát nằm ngay tại thị trấn trung tâm huyện Hải Hậu, rất thuận tiện về vị trí, quý khách có thể ghé qua thăm quan văn phòng và nhà xưởng của chúng tôi để có được cái nhìn khách quan nhất, giúp quý khách có thể hoàn toàn an tâm khi trao gửi công trình tâm huyết cả đời người. Hãy gửi yêu cầu tư vấn của quý vị đến đội ngũ nhân viên của nhà gỗ Nam Thành Phát để được hỗ trợ tư vấn và phác thảo phương án nhanh nhất.


Video chi tiết về xưởng sản xuất Nam Thành Phát

>>> Tham khảo thêm những mẫu thiết kế nhà gỗ cổ truyền đẹp TẠI ĐÂY

>>> Tham khảo thêm những video hay về nhà gỗ TẠI ĐÂY

Xem thêm:

* Tìm hiểu về Công ty Cổ phần AFP Nam Thành Phát.

* Tầm quan trọng của bản vẽ thiết kế trong thi công nhà gỗ cổ truyền| Nam Thành Phát

* Chất lượng dịch vụ của nhà gỗ Nam Thành Phát có tốt không?

* Các bước thi công hoàn thiện một căn nhà gỗ tại Nam Thành Phát

 

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

® Fanpage: Kiến Trúc Nam Thành Phát

Youtube: Nhà Gỗ Nam Thành Phát.

® Hotline: 0836.937.999

Email: arc9.haithinh@gmail.com

® Tư vấn thiết kế trực tiếp: Tổng Giám Đốc - Kiến Trúc Sư Hải Thịnh

MST: 0601197456

Văn phòng / Xưởng: Km 185 - Khu 3 -Thị trấn Yên Định - Huyện Hải Hậu - Tỉnh Nam Định

Back to top