
Hotline mua hàng
Mục lục
Từ bao đời nay, người Việt vẫn luôn xem việc dựng nhà là một trong ba việc lớn đời người – “Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà”. Nhất là với những ngôi nhà gỗ cổ truyền, không chỉ mang giá trị vật chất mà còn chất chứa linh hồn văn hoá, cốt cách dân tộc.
Dựng thần tốc từ Phạt Mộc đến Cất Nóc nhà gỗ 3 gian tại Nghệ An
Và 2 nghi lễ truyền thống được xem là cốt lõi, không thể thiếu trong quá trình làm nhà gỗ cổ truyền: nghi lễ phạt mộc và nghi lễ cất nóc. Hai nghi lễ này không đơn thuần là thủ tục, mà còn là sự kết nối giữa con người – trời – đất, giúp gia chủ “thuận buồm xuôi gió”, tránh điều dữ, đón điều lành, an yên cho cả gia tộc.
Top 2 nghi lễ quan trọng trong làm nhà gỗ cổ truyền
Vậy tại sao 2 nghi lễ này được coi là TOP 2 nghi lễ truyền thống cực kì quan trọng cùng theo chân nhà gỗ Nam Thành Phát tìm hiểu rõ hơn ngay dưới đây nhé!
"Có thờ có thiêng, có kiêng có lành"
Đúng vậy, từ bao đời nay dân tộc Việt Nam ta đã gắn bó với văn hoá thờ cúng tổ tiên, với đạo hiếu "Uống nước nhớ nguồn. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", với những tín ngưỡng dân gian gắn liền với trời đất, tổ nghề và thần linh bản địa.
>>> Xem thêm:
Lắp dựng trọn gói nhà gỗ 5 gian tại Nam Thành Phát
Một ngôi nhà nói chung và một căn nhà gỗ cổ truyền nói riêng - nơi đây không chỉ đơn thuần là nơi che mưa che nắng mà nơi đây còn là chốn trở về của đạo hiếu, nơi lưu giữ đạo lý, nơi mang phúc khí an lành nuôi dưỡng từng cá thể. Vì vậy, mối quan hệ giữa con người - thiên nhiên - thần linh gắn với những nghi lễ là phần không thể thiếu của nền văn minh lúa nước.
* Mối liên hệ giữa 2 nghi lễ: Phạt Mộc và Cất Nóc
Lễ Phạt Mộc được coi là gốc - lúc người thợ bắt đầu thổi hồn cho từng thanh gỗ vô tri, giống như lễ "nhập hồn" cho vật liệu - thể hiện sự tôn trọng với tự nhiên và ông tổ nghề mộc.
Lễ Cất Nóc là giai đoạn định hình hồn cốt, kết thúc giai đoạn dựng khung, hoàn thiện phần thượng lương - nơi hội tụ sinh khí giao hoàn trời - đất - người.
* Vai trò
+ Về tâm linh: kết nối truyền thống gia đình với đạo lý dân tộc, gìn giữ tín ngưỡng văn hoà - là biểu hiện lòng tôn kính tổ nghề - tổ tiên - thần linh giúp gia chủ lòng an tâm vững.
+ Về chuyên môn: Tạo dấu mốc khỏi công - hoàn thiện, minh chững cho một quy trình chuẩn chỉ, chuyên nghiệp, tôn trong nghề mộc cổ truyền; gắn kết trách nghiệm giữa người làm - người nhận - người chứng giám.
+ Về phong thuỷ: cân bằng âm dương ngũ hành, tạo nên vượng khí giảm sát khí mang lại sự yên ổn, hưng thịnh lâu dài cho gia đình.
* Định nghĩa:
Phạt mộc là nghi lễ được tổ chức trước khi bắt đầu gia công những khúc gỗ đầu tiên. Đây là nghi lễ trình báo với các vị thần linh, thổ địa, ông tổ nghề mộc trước khi tiến hành khởi công làm nhà gỗ cổ truyền.
* Ý nghĩa:
+ Xin phép thần linh, thổ địa nơi đặt xưởng gỗ phù hộ cho việc thi công nhà gỗ thuận lợi, yên ổn
+ Cầu mong cho đội thợ mộc làm việc an toàn, công trình bền chắc không gặp bất trắc.
+ Thể hiện sự kính trọng với thiên nhiên và nghề mộc.
* Công tác chuẩn bị và thực hiện nghi lễ:
+ Chọn ngày tháng giờ đẹp để làm lễ Phạt Mộc: gia chủ sẽ nhờ thầy xem ngày giờ đẹp và hợp mệnh hợp tuổi của mình để làm lễ
+ Chuẩn bị đồ lễ: Thông thường đồ lễ sẽ do gia chủ chuẩn bị, nhưng nếu gia chủ ở xa thì sẽ nhờ xưởng nơi thi công nhà gỗ chuẩn bị lễ vật.
Mâm cúng chuẩn bị cho Nghi lễ Phạt Mộc trong làm nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ sẽ có những lễ vật sau: xôi gà, mâm quả, lắng hoa (bình hoa), rượu, gạo muối, nước, nến, bát hương, quả, bánh kẹo,bia, nước ngọt... tuỳ vào túi tiền của gia chủ.
+ Vị trí lập bàn thờ: chủ yếu lập bàn thờ tại xưởng thi công nhà gỗ (nhà thầu - nơi thi công nhà gỗ của chủ đầu tư), hướng về phương tốt.
Nghi lễ phạt mộc tiến hành tại xưởng nhà gỗ Nam Thành Phát
+ Người chủ trì buổi lễ: Là người đứng đầu thực hiện nghi lễ phạt mộc, có thể là thầy cúng hoặc là bác thợ cả trong đội thi công. Trong buổi lễ cần có mặt đầy đủ các thành viên gồm: gia chủ, các thành viên trong gia đình, bác thợ cả và đại diện bên đơn vị thi công.
+ Thực hiện nghi lễ Phạt Mộc: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ từ lễ vật, con người, đến giờ tốt nghi lễ sẽ được tiến hành.
Nghi lễ phạt mộc đang được tiến hành
Thầy cúng là người đứng ra chủ trì nghi lễ Phạt Mộc - người gánh vác trách nhiệm tâm linh đối với toàn bộ công trình. Khi đứng ra làm lễ, thầy cúng chính là người thay mặt toàn đội thợ và gia chủ để xin phép với trời đất, thần linh, tổ tiên và tổ nghề Mộc cho phép bắt đầu quá trình chế tác gỗ.
Sự có mặt đầy đủ của gia đình chủ đầu tư
Trong buổi lễ có mặt đầy đủ từ bác thợ cả, gia chủ và người chủ của xưởng thi công nhà gỗ.
Gia đình chủ đầu tư đứng lên thực hiện nghi lễ phạt mộc trang trọng
Người đại diện là chủ nhà sẽ đội sớ và cùng với chủ xưởng khấn nguyện, cầu mong các vị thần linh, tổ nghề chứng giám.
Gia chủ tiến hành nghi thức phạt mộc
Sau khi kết thúc phần khấn, chủ nhà/ chủ đầu tư sẽ đích thân cầm rìu và ra nhát đục đầu tiên vào cây cột chính.
Hình ảnh gia chủ dùng rìu chặt vào cây cột chính của căn nhà
Nhát đục ấy không chỉ là hành động khởi đầu, mà là lời tuyên bố chính thức cho công trình bắt đầu “thành hình”, đánh dấu bước chuyển từ vật liệu vô tri sang vật thể sống mang linh hồn dân tộc.
Video vễ nghi lễ Phạt Mộc
Chụp ảnh lưu niệm giữa chủ nhà - chủ xưởng - thầy cúng
Khoảnh khắc thiêng liêng giữa chủ nhà - chủ xưởng sản xuất và thầy cúng, bức ảnh trang nghiêm nhưng là những nụ cưởi nở trên môi như trút đi một phần gánh nặng lo âu khi buổi lễ diễn ra thành công tốt đẹp.
Sau khi nghi lễ được thực hiện thành công tốt đẹp, gia chủ có lời mời tất cả đội ngũ thợ, kỹ sư uống chén rượu mừng lễ để thể hiện sự trân trọng cũng như mong cầu sự may mắn cho cả quá trình thi công.
»»» Có thể bạn quan tâm:
♦ Lễ phạt mộc nhà gỗ 3 gian truyền thống tại Dương Kinh Hải Phòng
♦ Lễ phạt mộc nhà gỗ 3 gian có hậu cung TRÊN QUÊ HƯƠNG HẢI HẬU NAM ĐỊNH
♦ Lễ phạt mộc nhà gỗ 3 gian 4 mái trên tầng 2 tại Hà Tĩnh
♦ Lễ phạt mộc nhà thờ gỗ 5 gian cột hien đá tại Yên Thành Nghệ An
♦ Lễ Phạt Mộc nhà gỗ 5 gian thông hiên tại Hải Phòng
* Định nghĩa:
Cất Nóc – còn gọi là lễ Thượng Lương – là nghi lễ được tổ chức khi khung nhà gỗ đã hoàn tất, chuẩn bị đặt thanh xà nóc cuối cùng lên đỉnh mái. Trong quan niệm phong thủy, xà nóc chính là xương sống trên cùng của ngôi nhà, nơi thu hút – dẫn truyền khí tốt từ trời xuống.
Nghi lễ Cất Nóc - Lễ Thượng Lương nhà gỗ
* Ý nghĩa:
+ Là bước cuối của quá trình lắp dựng khung nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ, kiểm tra độ chắc chắn của cột, xà, kèo đòng thờ là sự khẳng định tay nghề sự chỉn chu của đội thợ và kến trúc sư.
+ Báo cáo với thần linh, thổ địa gia tiên rằng căn nhà gỗ cổ truyền đã hoàn thiện xong phần dựng khung, chuẩn bị chuyển tiếp sang những phần tiếp theo.
+ Là lời cầu phúc - cầu may - cầu bình an cho gia chủ và con cháu trong gia đình.
+ Ngoài ra, nghi lễ này còn thể hiện mong ước của gia chủ sau khi làm xong ngôi nhà có thể “an cư lạc nghiệp” gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống, tránh vía xấu, tà khí hoặc hung hoạ khi vào ở.
* Các bước tiến hành:
+ Chọn ngày giờ đẹp tổ chức lễ cất nóc: cũng giống như nghi lễ phạt mộc, thì ngày diễn ra nghi lễ cất nóc cũng vô cùng được xem trọng. Nhờ thầy chọn ngày đẹp, giờ tốt hợp cung hợp mệnh chủ nhà để công việc luôn được suôn sẻ.
+ Nơi diễn ra nghi lễ Cất Nóc: khác với nghi lễ phạt mộc thực hiện tại xưởng thi công chế tác nhà gỗ thì lễ cất nóc được thực hiện tại vị trí lắp dựng căn nhà gỗ của gia chủ.
Lễ cất nóc được thực hiện tại nơi lắp dựng căn nhà gỗ
+ Người chủ trì buổi lễ: Thầy cúng, bác thợ cả hoặc bác cả trong gia đình là người đại diện để thực hiện buổi lễ cất nóc.
+ Chuẩn bị mâm cúng Cất Nóc: Gia chủ nên chuẩn bị lễ vật để thực hiện nghi lễ cất nóc gồm: gà luộc, xôi, bánh chưng, muối, bát gạo, bát nước, rượu trắng, chè mạn, bao thuốc, vàng hương, bộ đinh vàng hoa, trầu cau, bánh kẹo… Tùy theo từng vùng miền, phong tục và quy mô làm nhà gỗ sẽ có cách chuẩn bị mâm lễ khác nhau.
Mâm lễ cho nghi thức cất nóc được chuẩn bị chu đáo cẩn trọng
+ Thực hiện nghi lễ Cất Nóc:
“Ngày đẹp gác nóc, nhà vững cơ đồ
Mái cao tụ khí, phúc lộc chảy vô”
Công tác chuẩn bị sẵn sàng cho cất nóc
Sau khi công tá chuẩn bị đã được sẵn sàng, đến giờ đẹp đã chọn thì nghi lễ cất nóc được bắt đầu.
Nghi lễ cất nóc được thực hiện
Người chủ trì buổi lễ như thầy, chủ nhà hoặc bác cả trong nhà sẽ đứng ra đọc bài văn khấn trong lễ cất nóc.
Sự có mặt đầy đủ của gia đình chủ nhà
Thanh nóc, hay còn gọi là thượng lương sẽ được bọc một lớp vải đỏ bên trong là những tờ tiền. Khi kết thúc lễ cất nóc miếng vải đỏ sẽ được gỡ ra, tán lộc xuống bên dưới với mong muốn mọi người đều có được may mắn và tài lộc. Hoàn tất các nghi lễ kể trên, mọi người sẽ bắn pháo và cùng tụ tập lại với nhau để ăn mừng.
Ba thanh nóc được chuẩn bị sẵn trên mái chờ giờ tốt để đặt đúng vị trí
“Xà ngang vững, mái nhà yên
Nóc cao, vận sáng, gia tiên ngự về”
Thanh nóc được đặt đúng vị trí trong sự có mặt của chủ nhà cùng những tràng pháo tay, tiếng pháo nổ báo hiệu nghi lễ hoàn thành tốt đẹp
Nghi lễ cất nóc diễn ra thành công tốt đẹp
Khi thanh xà vừa an vị, những tràng pháo tay dội lên như một làn sóng, không hẹn mà đồng thanh, không ai bảo ai mà cùng vỗ. Đó là lời cảm ơn, là tiếng hoan hỉ và là âm thanh chào mừng, lan tỏa niềm vui đến cả xóm làng, mở đầu cho thời kỳ “đắc khí” của ngôi nhà, mọi sự đều hanh thông.
Hình ảnh thanh nóc trên đỉnh của mái nhà
Lúc thanh nóc nằm yên, toàn bộ cấu kiện đã “bắt tay” nhau ăn khớp: kẻ – xà – rường – cột – bẩy… như xương sống được lắp đúng khớp, tạo nên một chỉnh thể đồng điệu, chắc chắn.
»»» Có thể bạn quan tâm:
♦ Đặt Thượng Thương nhiều lộc lá cho công trình nhà gỗ 5 gian thông hiên tại Nam Định
♦ Lễ đặt thượng lương nhà gỗ 3 gian 1 cột tại hải phòng
♦ Lễ cất nóc nhà thờ gỗ 3 gian tại Vinh - Nghệ An
♦ Lễ thượng lương đại cát công trình nhà thờ 3 gian có hậu cung đẹp
♦ Lễ cất nóc nhà gỗ 3 gian 4 mái trên tầng 2 tại Hà Tĩnh | Nam Thành Phát
Như vậy, Hai Nghi lễ Phạt Mộc và Nghi lễ Cất Nóc không chỉ là thủ tục trong quá trình làm nhà gỗ cổ truyền, mà là nét đẹp văn hoá, mang đậm tính tâm linh, thể hiện sự kính trọng với nghề mộc, thiên nhiên và tổ tiên. Thực hiện đúng và đầy đủ hai nghi lễ này chính là bước đầu vững chắc để ngôi nhà gỗ không chỉ bền lâu mà còn ngập tràn phúc khí.
Nhà Gỗ Nam Thành Phát là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế và thi công nhà gỗ cổ truyền tại Việt Nam. Thừa hưởng tinh hoa nghề mộc lâu đời của làng nghề truyền thống Hải Anh – Hải Hậu – Nam Định, Nam Thành Phát đã và đang không ngừng gìn giữ, phát triển nét đẹp kiến trúc nhà gỗ Bắc Bộ qua từng công trình.
Xưởng gỗ Nam Thành Phát - Nam Định
Xưởng sản xuất của Nam Thành Phát được đặt tại thị trấn Yên Định, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định – chỉ cách TP. Nam Định chừng 35km về phía Đông Nam. Với vị trí thuận lợi, quý khách có thể dễ dàng đến tham quan xưởng, khảo sát các mẫu nhà thực tế và trực tiếp đánh giá tay nghề thợ mộc.
Với đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư cùng thợ mộc lành nghề, Nam Thành Phát cam kết mang đến cho quý khách giải pháp làm nhà gỗ trọn gói: từ tư vấn – thiết kế – thi công đến hoàn thiện, đảm bảo đúng phong thủy, chuẩn truyền thống và phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế.
Hãy gửi yêu cầu tư vấn cho chúng tôi qua FORM hoặc qua hotline 0836 937 999 / 0889 889 663 để được tư vấn những mẫu nhà phù hợp nhanh chóng và chuẩn xác nhất.
>>> Tham khảo thêm những mẫu thiết kế nhà gỗ cổ truyền đẹp Tại Đây .
>>> Tham khảo thêm những video hay về nhà gỗ Tại Đây .
¥ Đến với Kiến Trúc Nam Thành Phát là đến với những trải nghiệm tuyệt vời:
º Quy trình làm việc chuyên nghiệp, chất lượng, cẩn trọng trong từng chi tiết;
º Tư vấn chuyên sâu về phong thủy;
º Đội ngũ KTS có trình độ cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhà gỗ, tận tâm hỗ trợ khách hàng 24/24;
º Luôn luôn lắng nghe để đổi mới và sáng tạo, kiến trúc sang trọng, đẳng cấp thể hiện được giá trị và cá tính riêng của gia chủ;
º Kí hợp đồng thiết kế và thi công toàn quốc.
Xem thêm:
+, Tìm hiểu về công ty CP AFP Nam Thành Phát| Lịch sử hình thành và phát triển
+, Chất lượng dịch vụ của nhà gỗ AFP Nam Thành Phát có tốt không
+, Các bước thi công hoàn thiện một căn nhà gỗ tại Nam Thành Phát
MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY CP AFP NAM THÀNH PHÁT
Youtube: Nhà Gỗ Nam Thành Phát
Email: arc9.haithinh@gmail.com
Địa chỉ: Km 185 - Khu 3 -Thị trấn Yên Định - Huyện Hải Hậu - Tỉnh Nam Định
MST: 0601197456
Thiết kế chất lượng - Thi công tỉ mỉ - Đối tác chân thành !!!