Tại Sao Nhà Gỗ Truyền Thống Lại Được Ưa Chuộng? | Nam Thành Phát

Mục lục

Tại Sao Nhà Gỗ Truyền Thống Lại Được Ưa Chuộng? | Nam Thành Phát

Ta về ta tắm ao ta,

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn

Câu ca dao ấy không chỉ nói về lòng thủy chung mà còn hàm ý về tình yêu quê hương, gốc gác. Trong kiến trúc, tình yêu ấy thể hiện rõ nét qua những căn nhà gỗ truyền thống – nơi lưu giữ tinh hoa dân tộc Việt, mang giá trị vượt thời gian, thấm đẫm hồn cốt đất Việt.

NHÀ GỖ TRUYỀN THỐNG ĐẸP
Công trình nhà gỗ cổ kính 

Từ Bắc chí Nam, dải đất hình chữ S thân thương không thiếu những công trình nhà gỗ cổ kính – có khi là những căn nhà 3 gian, 5 gian lợp ngói ta, cột gỗ chắc nịch, hoa văn chạm khắc tinh xảo, có khi là những nhà thờ họ, đình làng, chùa chiền... Tất cả tạo nên một bản sắc kiến trúc riêng biệt và trường tồn.

Vậy tại sao nhà gỗ truyền thống lại luôn được ưa chuộng, không chỉ ở vùng quê mà còn cả nơi phố thị, từ thời xa xưa đến tận ngày nay? Hãy cùng Nam Thành Phát khám phá những lý do làm nên giá trị bền vững và sự hấp dẫn đầy duyên dáng của loại hình kiến trúc này.

I. Nhà gỗ truyền thống là gì?

1. Định nghĩa Nhà Gỗ Truyền Thống

Nhà gỗ truyền thống là loại hình kiến trúc dân gian đặc trưng của người Việt, được dựng nên chủ yếu bằng chất liệu gỗ tự nhiên như lim, mít, gõ đỏ, xoan… và kết cấu khung kèo chịu lực. Loại nhà này phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ và một số địa phương miền núi – nơi gìn giữ được lối sống gắn bó với thiên nhiên, gia đình và tín ngưỡng tổ tiên.

nha-go-truyen-thong
Nhà gỗ truyền thống là gì?

Không chỉ đơn thuần là nơi cư trú, nhà gỗ truyền thống còn là biểu tượng của văn hóa, đạo lý và lối sống Á Đông – nơi chứa đựng tâm hồn, tín ngưỡng, lối sống, nếp nghĩ của người Việt. Nơi phản ánh rõ triết lý "thiên – địa – nhân" hòa hợp, sự gần gũi với thiên nhiên, lòng tôn kính tổ tiên. Hình ảnh mái ngói đỏ, ta nung thủ công được tạo hình với ngói vảy rồng, ngói âm dương đều mang đến những giá trị cổ kính xưa cũ vô cùng mê hồn.

2. Các loại hình nhà gỗ truyền thống

Tùy theo vùng miền, mục đích sử dụng và điều kiện kinh tế, nhà gỗ truyền thống được chia thành nhiều loại hình khác nhau, nổi bật nhất gồm:

Nhà gỗ 3 gian: Gồm 1 gian giữa (gian thờ, tiếp khách) và 2 gian bên (ngủ nghỉ, sinh hoạt). Đây là loại phổ biến nhất ở miền Bắc Việt Nam.

nha go 3 gian truyen thong
Nhà gỗ 3 gian

»»» Xem thêm: Mẫu thiết kế nhà gỗ 3 gian tiện nghi chi phí hợp lý

Nhà gỗ 5 gian: Mở rộng từ mẫu nhà gỗ 3 gian, có thêm không gian sinh hoạt, nghỉ ngơi rộng rãi, riêng tư hơn, thường thấy trong các gia đình khá giả, dòng họ lớn hoặc nhà thờ tổ.

nha go 5 gian truyen thong
Nhà gỗ 5 gian

»»» Xem thêm: Mẫu thiết kế nhà gỗ 5 gian Bắc Bộ 

Nhà gỗ 7 gian: là loại hình nhà vô cùng lớn gồm có 7 gian nhà, thường dành cho gia đình nhiều thế hệ hoặc dòng họ lớn. Mẫu nhà này đòi hỏi diện tíach vô cùng lớn, hệ thống cột to dài và vô cùng nhiều cấu kiện, thể hiện sự hoành tráng bề thế.

nha go 7 gian truyen thong
Nhà gỗ 7 gian

»»» Xem thêm: Mẫu thiết kế nhà gỗ 7 gian đằng cấp 

Nhà gỗ trên tầng 2: Là kiểu nhà hiện đại kết hợp giữa nền móng bê tông (tầng 1) và phần khung gỗ truyền thống phía trên. Mẫu này đang rất được ưa chuộng vì tối ưu không gian nhưng vẫn giữ được giá trị thẩm mỹ truyền thống.

nha go tren tang 2
Nhà gỗ trên tầng 2

»»» Xem thêm: Mẫu thiết kế nhà gỗ trên tầng 2 tối ưu diện tích 

Nhà gỗ 2 tầng: Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Đây là khối công trình vô cùng quy mô bề thế khi cả tầng 1 và tầng 2 đều được làm từ gỗ. Từ những chạm khắc hoa văn trên vách, vì thuận hay những đồ đạc được sử dụng trong không gian nhà gỗ, những bức tranh vuông đục kênh bong đẳng cấp đều thể hiện được sự đẳng cấp hoành tráng và cái "GU" chơi gỗ của gia chủ.

nha go 2 tang
Nhà gỗ 2 tầng đẳng cấp bề thế

»»» Xem thêm: Mẫu thiết kế nhà gỗ 2 tầng bề thế hoành tráng 

Những căn nhà gỗ với thiết kế 2 mái, 4 mái hoặc mái chồng diêm hay hình ảnh vuốt đầu dao cong vút về các góc mái càng là minh chứng cho lịch sử lâu dài cũng như niềm tự hào dâm tộc. Ngoài ra những căn nhà 3 gian, 5 gian hay 7 gian được thiết kế thêm 2 trái hiên bao quanh 3 mặt hay 4 mặt nhà vừa giúp luồng di chuyển được dễ dàng vừa kiến tạo nên một khối công trình bề thế hoành tráng mang đậm hơi hướng nhà Nam Bộ.

3. Kết cấu nhà gỗ 

Cấu trúc nhà gỗ truyền thống Việt Nam chủ yếu dựa trên kết cấu khung chịu lực bằng gỗ và chia không gian theo trục dọc. Bố cục tổng thể thường chia theo kiểu “gian”“chái”, với trục chính ở giữa, hai bên cân xứng.

  • Gian giữa (trung tâm): Là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, sập gụ, bộ trường kỷ, thể hiện vị trí trang trọng nhất trong nhà.

  • Hai gian bên: Dùng để tiếp khách, nghỉ ngơi hoặc sinh hoạt gia đình.

kết cấu nhà gỗ
Kết cấu nhà gỗ

  • Sân trước và hiên nhà: Là phần giao tiếp giữa không gian trong – ngoài, thường được lát gạch đỏ, có mái hiên che mưa nắng, tạo độ thông thoáng.

  • Hệ mái ngói: Mái dốc, lợp ngói ta truyền thống (ngói mũi hài, ngói âm dương), tạo độ thoát nước và điều hòa nhiệt độ rất tốt.

  • Hệ khung kèo – vì: Là bộ xương gỗ gồm cột, kèo, xà, rường… liên kết bằng kỹ thuật mộng truyền thống, giúp công trình bền vững mà không cần dùng đinh sắt.

  • Vật liệu tự nhiên: Gỗ, đá, ngói, gạch – mang lại cảm giác gần gũi, thân thuộc, dễ bảo trì và tái sử dụng.

4. Hoa Văn chạm khắc trên nhà gỗ

Nhìn vào một ngôi nhà gỗ truyền thống, ta không chỉ thấy sự kiên cố, mà còn thấy cả thơ, cả nhạc, cả văn hóa dân gian. Những nét chạm khắc rồng phượng, tùng cúc trúc mai, hoa sen, chữ Thọ – đều là lời gửi gắm ước mong về cuộc sống bình an, trường tồn, sung túc.

hoa van cham khac trong nha go
Chạm khắc hoa văn có hồn

Khắc mai, vẽ hạc, trổ rồng,
Đục đôi câu đối treo lòng hiếu trung.

»»» Xem thêm: Mẫu đục chạm hoa văn phổ biến trong nếp nhà gỗ truyền thống

Người thợ xưa không chỉ biết nghề, mà còn biết lễ nghĩa, biết cách để đưa triết lý sống vào từng nét đục đẽo, chạm trổ. Có thể nói, nhà gỗ không chỉ là kiến trúc – mà là cuốn sử sống, là câu chuyện về đạo làm người, về tình nghĩa tổ tiên, về một nền văn minh nông nghiệp đầy nhân văn.

II. Vì sao nhà gỗ truyền thống vẫn được ưa chuộng giữa thời hiện đại?

Giữa những dãy phố san sát bê tông, giữa ánh đèn cao tầng rực rỡ, người ta lại bắt đầu nhớ da diết một thứ bình dị, nguyên sơ – cái mộc mạc rất Việt Nam: ngôi nhà gỗ truyền thống. Dù đã trải qua bao biến thiên thời đại, nhà gỗ vẫn âm thầm sống cùng hồn đất, hồn người – không phô trương, nhưng bền bỉ như dòng sông quê hương chảy mãi không ngừng.

»»» Xem thêm: Các Dự Án Thi Công Nhà Gỗ Truyền Thống Nổi Bật Tại Nam Thành Phát

1. Về mặt thẩm mỹ và giá trị sử dụng

Thế giới hiện đại đang quay lại với lối sống xanh – sống chậm – sống có chiều sâu. Và nhà gỗ chính là một biểu tượng của triết lý ấy: không chỉ là “hoài niệm”, mà chính là tương lai của lối sống văn minh – gắn bó với tự nhiên, với con người, với tâm hồn.

Gỗ không chỉ là vật liệu, mà là một phần của tự nhiên; gỗ thở, gỗ giãn nở, gỗ sống; điều đó giúp nhà gỗ: điều hoà nhiệt độ, lọc không khí và htw giãn thinh thần.

Mỗi vì kèo, mỗi cột trụ đều là một “tác phẩm điêu khắc” sống động. Không phải hoa văn rập khuôn máy móc, mà là những chạm khắc thủ công.Không gian mở, thoáng đãng giúp đối lưu không khí tốt – tạo cảm giác mát mẻ, dễ chịu quanh năm.

2. Sự bền vững với thời gian

Một ngôi nhà gỗ nếu được chọn gỗ tốt, thi công đúng kỹ thuật và bảo dưỡng đúng cách thì có thể tồn tại hàng trăm năm. Điều đặc biệt là: càng cũ, nó càng mang vẻ đẹp cổ kính, thâm trầm, như người già tóc bạc mà ánh mắt vẫn sáng ngời từng trải.

Nhà ngói năm gian, cột lim sừng sững,
Mấy đời cháu con vẫn nhắc chuyện ông.

Với xu hướng “sống chậm” đang trở lại, người hiện đại bắt đầu tìm về những giá trị “bền vững” thay vì chỉ chú trọng tiện nghi ngắn hạn. Nhà gỗ không lỗi thời – vì nó sinh ra không để chạy theo thời đại, mà để trụ vững giữa dòng chảy thời gian.

3. Phong thuỷ và tâm linh

Khác với kiến trúc phương Tây chú trọng hình khối, nhà gỗ truyền thống đặt trọng tâm vào sự cân bằng và hài hòa: giữa con người – thiên nhiên – vũ trụ. Hướng nhà hợp phong thủy giúp đón sinh khí, tránh nắng gắt, đón gió mát. Mái nhà dốc vừa tạo vẻ nhẹ nhàng, vừa giúp thoát nước nhanh, tránh thấm dột. Vật liệu gỗ tự nhiên mang tính “mộc” – thuộc hành Mộc trong ngũ hành – đại diện cho sự sinh sôi, phát triển, bền lâu.

Người Việt ta xưa nay “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Ngôi nhà không chỉ là tài sản vật chất, mà còn là biểu trưng của dòng tộc – nơi thờ tự tổ tiên, nơi giữ lại những câu chuyện đời ông bà, những giá trị đạo đức truyền thống. Chính vì thế, nhà gỗ thường được lựa chọn để làm nhà thờ họ, từ đường, nhà ở kết hợp thờ cúng tổ tiên, nơi mỗi dịp giỗ chạp con cháu lại sum vầy.

4. Nơi lưu giữ hồn người Việt

Trong lòng mỗi người con đất Việt, đâu đó luôn có hình ảnh một mái hiên thảnh thơi, tiếng mưa rơi trên mái ngói, mùi gỗ thơm ngai ngái quyện trong gió… Ngôi nhà gỗ không chỉ là nơi che mưa nắng, mà là chốn để “về” – về với cội nguồn, về với ký ức tổ tiên.

Con người có tổ có tông,
Như cây có cội, như sông có nguồn.

Mỗi bộ khung gỗ là một biểu tượng của gia phong. Mỗi gian thờ là một điểm chạm của truyền thống. Không gian nhà gỗ gợi lại cái cảm giác “thân thuộc”, “ấm lòng”, điều mà bao công trình hiện đại bằng kính thép lạnh lùng chẳng thể thay thế.

III. Nam Thành Phát - Giữ hồn việt qua từng công trình nhà gỗ truyền thống

Trên hành trình gìn giữ và lan tỏa giá trị nhà gỗ truyền thống, Nam Thành Phát tự hào là đơn vị tiên phong và chuyên sâu trong lĩnh vực thiết kế – thi công chế tác nhà gỗ cổ truyền trên khắp ba miền đất nước.

Chúng tôi không đơn thuần là một xưởng gỗ, mà là nơi hội tụ của tâm huyết, tay nghề và tình yêu văn hóa dân tộc. Từng cây gỗ được chọn lọc kỹ càng từ rừng già, từng chi tiết chạm khắc đều được thực hiện bởi đội ngũ nghệ nhân làng nghề Hai Giáp, Hải Anh, Hải Hậu, Nam Định – những người thợ không chỉ giỏi tay nghề mà còn thấu hiểu sâu sắc linh hồn nhà gỗ Việt.


Xưởng nhà gỗ AFP tại Nam Định

Nam Thành Phát đã thi công hàng trăm công trình lớn nhỏ như nhà thờ họ, từ đường, nhà mục vụ giáo xứ, nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, nhà gỗ 7 gian, nhà gỗ sân vườn… với đa dạng phong cách và quy mô. 

Nam Thành Phát cam kết tiếp tục hành trình gìn giữ và phát huy giá trị nhà gỗ cổ truyền – bằng cái tâm trong nghề, bằng đôi tay người thợ, bằng tình yêu với văn hóa Việt.

Hãy gửi yêu cầu tư vấn cho chúng tôi quy FORM hoặc qua hotline 0836 937 999 0889 889 663 để được tư vấn những mẫu nhà phù hợp nhanh chóng và chuẩn xác nhất.

>>> Tham khảo thêm những mẫu thiết kế nhà gỗ cổ truyền đẹp Tại Đây .

>>> Tham khảo thêm những video hay về nhà gỗ Tại Đây .

 

Xem thêm:

+,  Tìm hiểu về công ty CP AFP Nam Thành Phát| Lịch sử hình thành và phát triển

+,   Chất lượng dịch vụ của nhà gỗ AFP Nam Thành Phát có tốt không

+,   Các bước thi công hoàn thiện một căn nhà gỗ tại Nam Thành Phát

 +,   Tầm quan trọng của bản vẽ thi công nhà gỗ cổ truyền bạn đã biết?

 

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

® Fanpage: Kiến Trúc Nam Thành Phát ™

Youtube: Nhà Gỗ Nam Thành Phát

® Hotline: 0836.937.999 - 0889.889.663

Email: arc9.haithinh@gmail.com

Văn phòng/Xưởng: Km 185 - Khu 3 -Thị trấn Yên Định - Huyện Hải Hậu - Tỉnh Nam Định

® Tư vấn thiết kế trực tiếp: Tổng Giám Đốc - Kiến Trúc Sư Hải Thịnh ™

MST: 0601197456

 

Back to top

Nam Thành Phát chuyên thiết kế, thi công nhà gỗ cổ truyền 3 gian, 5 gian, nhà thờ họ, từ đường, nội thất gỗ lim cao cấp tại Nam Định. Hotline 0836.937.999 - Website: kientrucnamthanhphat.com - Xưởng gỗ chuẩn nghề truyền thống Bắc Bộ.