Nhà gỗ cổ truyền là gì ? Cấu tạo trong nhà gỗ cổ truyền | Nhà Gỗ Nam Thành Phát

Mục lục

(5/5)

Nhà là gì? Nhà là nơi ta tìm về với bình yên với kí ức và những kỉ niệm không thể nào quên. Hiện nay, khá nhiều gia chủ đang hướng tới và tìm đến với những căn nhà gỗ cổ truyền bởi nói không chỉ đơn giản là nơi để ở mà nó còn chất chứa nhiều kỉ niệm xưa cũ, mang những ý nghĩa văn hóa và gía trị tâm linh sâu sắc.

nhà gỗ cổ truyền là gì
Nhà gỗ cổ truyền là gì

Vậy nhà gỗ cổ truyền là gì? Nó có cấu tạo như thế nào? Hãy cùng nhà gỗ Nam Thành Phát tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Tìm hiểu chung về nhà gỗ cổ truyền

Nhà gỗ cổ truyền là một mô hình nhà gỗ, nhà ở truyền thống của người Việt đã có từ rất lâu đời và vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Đây được xem là nét kiến trúc văn hóa tiêu biểu của dân tộc Việt Nam với hình ảnh mái ngói đỏ rêu phong, sân vườn rộng rãi.

nhà gỗ cổ truyền
Nhà gỗ cổ truyền - nền văn hóa của dân tộc Việt

Chất liệu chính tạo nên kiến trúc nhà gỗ cổ truyền chính là gỗ như: gỗ lim, gỗ mít, gỗ xoan, cao cấp hơn thì gỗ cẩm vàng, gỗ gỗ đỏ,...

Nhà gỗ cổ truyền được phân loại thành nhiều kiểu khác nhau tùy vào mục đích sử dụng:

Xem thêm: Nhà gỗ sân vườn - xu hướng nhà gỗ năm 2023 | Kiến Trúc Nam Thành Phát

2. Cấu tạo nhà gỗ cổ truyền

Bộ khung nhà gỗ cổ truyền giúp phân chia không gian nhà gỗ thành các gian nhà, vậy chúng có cấu tạo gồm các bộ phận nào và tên gọi của chúng ra sao. 

nhà gỗ cổ truyền là gì?
Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ gồm những bộ phận nào

Cột nhà 

Cột có kết cấu đứng chịu nén, bao gồm:

  • Cột cái: là cột chính của nhà; số lượng cột cái tùy thuộc vào quy mô công trình và thường là chỉ có 1 hàng cột cái và nhiều là 2 hàng.
  • Cột quân: (cột con) các cột có kích thước nhỏ hơn cột cái và được liên kết với cột cái bằng các xà nách, quá giang.
  • Cột hiên: Là loại cột có chiều cao thấp nhất và đặt bên ngoài hiên phía trước của tam cấp để đỡ phần mái đua phía trước hiên.

nhà gỗ cổ truyền có cấu tạo thế nào
Các cấu kiện trong nhà gỗ cổ truyền

Các loại xà

Xà chính là các thanh giằng theo chiều ngang hoặc chiều dọc của nhà có nhiệm vụ chính là liên kết các cột với nhau để tạo nên một khung cứng. Gồm:

  • Xà thượng: Xà nằm gần trên đỉnh của cột cái liên kết các cột cái với nhau
  • Xà hạ: Có vị trí nằm dưới xà thượng phía trên quá giang để liên kết đối với các cột cái.
  • Xà cái: Trong một vài công trình thì phần xà hạ được làm là xà cái với kích thước to hơn tất cả các xà khác và nằm trên quá giang liên kết các cột cái.
  • Xà trung: Xà trung được sử dụng trong trường hợp không dùng xà hạ và xà thượng và được đặt giữa xà thượng và xà hạ. Xà trung cũng có nhiệm vụ liên kết các cột cái và nằm giữa câu đầu và quá giang.
  • Xà nách: Liên kết cột cái với cột quân trong khung nhà.
  • Xà tử thượng: Xà tử hạ là xà liên kết các cột quân và nằm ở phía trên đầu của cột quân
  • Xà tử hạ: Được liên kết giữa các cột quân và có vị trí nằm dưới xà tử hạ.
  • Xà hiên: Liên kết trên đầu các cột hiên
  • Xà ngưỡng: Xà ngưỡng liên kết dưới chân các cột quân và được đặt dưới cửa, đối với xà ngưỡng cửa dùng để đỡ khuôn cửa đi vào.
  • Xà nóc (thượng lương) hay còn được gọi là đòn đông được đặt trên đỉnh mái nhà.

cấu tạo nhà gỗ cổ truyền
Các cấu kiện trong nhà gỗ cổ truyền được liên kết chặt chẽ với nhau qua mộng

Kẻ hiên và bẩy

Có khá nhiều người nhầm lẫn trong việc phân biệt giữa kẻ và bẩy. Sự khác biệt giữa bẩy và kẻ là kẻ có cột đỡ ở đầu và bẩy thì không có mà thôi.

  • Kẻ hiên: Được liên kết từ cột quân tới cột hiên đỡ một phần mái đua ra và tựa trên một phần đầu của cột hiên.
  • Kẻ ngồi: Kẻ ngồi được liên kết giữa các cột cái và cột quân trong khung và nằm phía trên quá giang.
  • Bẩy: Là một phần dầm đua ra để đỡ cho phần mái đua ra phía sau nhà hoặc 2 bên nhà và không có cột đỡ một đầu. Đối với các công trình đình làng chùa với 3 mặt hiên thoáng không có cột hiên nên được gọi là bẩy hiên.

Câu đầu

Đây là dầm ngang chính được đặt ở trên cùng, để khóa các đầu trên của các cột cái trong khung.

Con rường

Con rường hay còn gọi là chồng rường: đây là các đoạn gối đỡ mái dạng dầm gỗ hộp được đặt chồng lên nhau để đỡ hoành mái. Kích thước của con rường được thu ngắn dần cân theo chiều vát của mái nhà, càng lên cao thì càng ngắn. Vì ở phía trên nóc nhà các con rường phải nằm chông lên câu đầu.

Con lợn

Con lợn hay còn gọi là rường bụng lợn: là con rường nằm trên cùng và trên đầu của cột trốn và có nhiệm vũ đỡ cái nóc.

Rường cụt

Có vị trí nằm ở vì nách nằm giữa cột cái và cột quân, trên xà nách đỡ hoành và thu dần theo độ dốc mái.

kết cấu nhà gỗ cổ truyền
Kết cấu mái nhà

Kết cấu mái

  • Hoành: các dầm chính có chức năng đỡ mái đặt nằm ngang theo chiều dài nhà và vuông góc với khung nhà.
  • Dui hay rui: các dầm phụ trung gian, được đặt dọc theo chiều dốc của mái và gối lên hệ thống hoành.
  • : các thanh gỗ có độ dày mỏng 10mm và bản rộng tùy thuộc được đặt song song với các thanh hoành, đè trên rui có tác dụng liên kết và giữ rui.
  • Ngói màn: loại ngói mãn thường được sử dụng là ngói màn chữ thọ kích thước 150x190mm và được đặt trên các lớp rui, xen kẽ giữa các thanh rui để lộ phần chữ thọ. Và các viên ngói màn sẽ được hãm bởi các thanh mè.

ngói lợp
Các loại ngói trong nhà gỗ cổ truyền

  • Ngói lợp: được làm bằng đất nung, có tác dụng chống thấm nước, chống nóng được lợp ở phía bên trên gạch màn và cũng có thể có lớp đất sét kẹp ở giữa. Gồm: ngói mũi hài, ngói lưu ly, ngói âm dương.
  • Tàu mái: là phần nằm trên đầu kẻ, đầu bẩy để đỡ phần rui đua ra của mái, tàu mái chạy dọc theo mặt trước hoặc 2 mặt bên của nhà. Phia trên tàu mái là phần lá mái.
  • Lá mái: Nằm trên tàu mái đỡ phần rui đua ra đỡ ngói.
  • Then tàuLiên kết giữa tàu mái với xà hiên để giữ phần tàu mái không bị trôi.

cấu tạo nhà gỗ kẻ truyền
Cấu tạo nhà gỗ cổ truyền

  • Ván dong (ván rong): Nằm kê giữa kẻ và hoành, mục đích của ván dong chính là truyền lực từ các thanh hoành tới vì. Ở ván dong thường được đục trạm trang trí các hoa văn như tứ linh đối với chùa hoặc được cách điệu đối với nhà ở bình thường.

Lợp mái nhà gỗ cổ truyền
Phần mái trong nhà gỗ cổ truyền

  • Đầu dư: phần thừa ra của kẻ hoặc bẩy, kẻ ngồi liên kết vào cột quân hoặc cột cái và để giữ các thanh kẻ, thanh bẩy. Ngoài ra còn một vài tên gọi khác như dái kẻ, dái bẩy.
  • Con triện: Con triện thường được trang trí tại 2 cánh phong hoặc trên đỉnh nóc
  • Bờ nóc: Là phần trên cùng của mái được xây gạch và đắp xi măng và phía trên bờ nóc được đặt và trang trí các con vật trong tứ linh đối với chùa hoặc con kìm, cá sấu… đối với nhà ở.
  • Gạch hoa tranh: được sản xuất tại các lò gốm hoặc viglacera và được đặt tại bờ nóc.

Các chi tiết kiến trúc khác

Ngoài ra, một căn nhà gỗ cổ truyền hoàn chỉnh không thể thiếu được các chi tiết cấu kiện: 

  • Cửa bức bàn
  • Con tiện
  • Đầu đao

Mặc dù, những căn nhà gỗ cổ truyền ngày nay được đổi mới với nhiều kiểu dáng, phong cách khác nhau để phù hợp với kiến trúc hiện đại nhưng những căn nhà gỗ vẫn giữ được tinh hoa văn hóa trong kiến trúc nhà gỗ mà người xưa để lại.

Hi vọng với một vài thông tin trên sẽ hỗ trợ quý khách hàng hiểu hơn về cấu tạo và tên gọi của các cấu kiện trong nhà gỗ.

3. Giới thiệu đơn vị thiết kế thi công nhà gỗ cổ truyền uy tín chất lượng

Nhà gỗ Nam Thành Phát thừa hưởng tinh hoa văn hóa truyền thống làm nhà gỗ cổ truyền của làng nghề mộc truyền thống tại Hải Anh, Hải Hậu, Nam Định.

Đến nay nhà gỗ Nam Thành Phát đã thiết kế và thi công rât nhiều công trình nhà gỗ như: nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, nhà gỗ trên tầng 2, đình chùa, nhà thờ , từ đường và các công trình nhà gỗ khác theo lối cổ truyền Bắc Bộ. Mời quý vị và các bạn có dịp thì về tham quan cơ sở vật chất và các nhà mẫu để biết nhiều hơn về sản phẩm, mẫu mã và tay nghề thợ của chúng tôi.

Kiến Trúc Nam Thành Phát với đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư, và đội ngũ thợ lành nghề hứa hẹn mang lại cho quý khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Nhằm giữ gìn kiến trúc văn hóa cổ truyền và tiếp nối sự nghiệp nơi chôn rau cắt rốn. Kiến trúc sư Đỗ Văn Thịnh đã thành lập Kiến Trúc Nam Thành Phát để kế thừa và phát huy tạo ra những sản phẩm thiết kế và thi công nhà gỗ cổ truyền dân gian có giá trị và lưu truyền cho con cháu đời sau.

>>> Tham khảo thêm những mẫu thiết kế nhà gỗ cổ truyền đẹp Tại Đây .

>>> Tham khảo thêm những video hay về nhà gỗ Tại Đây .

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY CP AFP NAM THÀNH PHÁT

Fanpage: KIẾN TRÚC NAM THÀNH PHÁT

Youtube: Nhà Gỗ Nam Thành Phát

Hotline: 0836.937.999

Email: arc9.haithinh@gmail.com

Địa chỉ: Km 185 - Khu 3 -Thị trấn Yên Định - Huyện Hải Hậu - Tỉnh Nam Định

Tư vấn thiết kế trực tiếp: Tổng Giám Đốc - Kiến Trúc Sư Hải Thịnh

Thiết kế chất lượng - Thi công tỉ mỉ - Đối tác chân thành !!!

 

 

Back to top